Đề xuất phát hành trái phiếu miền Trung để thúc đẩy kinh tế biển

Đề xuất phát hành trái phiếu miền Trung để thúc đẩy kinh tế biển

Đề xuất phát hành trái phiếu miền Trung để thúc đẩy kinh tế biển Việc phát hành trái phiếu khu​ vực được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp thúc đẩy kinh tế khu vực Duyên hải miền Trung tăng trưởng. 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn kinh tế miền Trung với chủ đề "Giải pháp phát huy sức mạnh miền Trung trong giai đoạn mới", diễn ra ngày 15/8 tại Đà Nẵng , Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định miền Trung có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, dầu khí, thủy sản... Với nhiều khu kinh tế hiện có, nếu có cơ chế, thể chế phù hợp, các địa phương sẽ có cơ hộiphát triển mạnh mẽ hơn nữa. 

Phó thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế ở miền Trung như cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm... Riêng đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó cần đưa ra các chính sách, giải pháp khả thi huy động nguồn tài chính với kế hoạch thực hiện cụ thể. Đồng thời, các tỉnh cần chọn thứ tự ưu tiên đầu tư trong trung hạn.

OEM58041-6049-1408114025.jpg

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn kinh tế miền Trung, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 15/8. Ảnh: Nguyễn Đông

Đóng góp tại diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho rằng quá trình phát triển vừa qua của vùng duyên hải miền Trung chủ yếu dựa vào "lợi thế tĩnh" về điều kiện tự nhiên. Các đia phương còn thiếu liên kết để tạo ra "lợi thế động" nhằm tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn, khó có thể đẩy mạnh phát triển và nâng cao sức cạnh tranh toàn vùng. Ngoài ra, đã xuất hiện một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh để thu hút đầu tư giữa các tỉnh bằng cách "phá rào", đưa ra các ưu đãi quá lớn để hấp dẫn nhà đầu tư.

Theo vị này, vùng duyên hải miền Trung cũng cần hoàn thiện thể chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, vừa đảm bảo tập trung thống nhất của nền kinh tế, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.

Trăn trở "gỡ nút thắt" cho nền kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng cho rằng, miền Trung trước mắt nên ưu tiên tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh, hạ tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển, phát triển mạnh ngành khai thác và chế biến thủy sản, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá...

"Ngoài xây dựng các đội tàu có công suất lớn, chia sẻ thông tin, thu mua chế biến, an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn. Miền Trung phải xây dựng Trung tâm hải sản của Vùng mang tầm cỡ quốc gia và hướng đến tầm quốc tế, hình thành được chuỗi giá trị từ khâu đầu tư, đánh bắt đến chế biến, tiếp thị bán hàng... Thêm vào đó là hình thành các trung tâm kinh tế đảo như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia", Tiến sĩ nói.

OEM58060-8752-1408114025.jpg

Đông đảo lãnh đạo địa phương, chuyên gia kinh tế... tham gia diễn đàn nhằm "gỡ nút thắt" giúp kinh tế miền Trung phát triển. Ảnh: Nguyễn Đông

Ông Lịch cũng kiến nghị lên Trung ương cần xem vùng Duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lược kinh tế biển của cả nước. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm ngành kinh tế chính: ngư nghiệp (đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch biển đảo (gắn với du lịch văn hoá, lịch sử) và khu kinh tế ven biển (gắn với ưu thế về cảng biển). Đưa các nội dung trên thành những chương trình quốc gia để phát triển với lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 

Tại diễn đàn, nhiều đại biểu hiến kế, trong điều kiện hiện nay, đây là thời điểm dễ thu hút vốn nhất để mở rộng đầu tư, có thể Nhà nước nên phát hành trái phiếu miền Trung để xây dựng cơ sở hạ tầng, có hạ tầng, có đường xá thông thoáng, cảng biển thì lại tạo lợi thế thu hút thêm nhà đầu tư. "Không thể kêu gọi các nhà đầu tư khi không có đường đi. Đấy là một điều rất đơn giản nhưng lâu nay chúng ta không làm", Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nói .

"Trong lúc chưa huy động được nguồn vốn từ trái phiếu, công trái Chính phủ thì Chính phủ đứng ra bảo lãnh một số dự án kinh tế thông qua Bộ Tài chính, kể cả dự án an ninh quốc phòng để các ngân hàng mạnh dạn rút vốn đầu tư", ông Hưởng đề xuất. Cũng theo vị này, khi ngân hàng đã dám bỏ vốn, môi trường, điều kiện kinh doanh có thể phát triển. "Việc bảo lãnh của Chính phủ chỉ là một đòn tâm lý để làm vững chắc niềm tin của các nhà đầu tư và các ngân hàng. Như vậy mới khơi thông được dòng vốn ở miền Trung này", vị đại diện ngân hàng này nhận định.

Nguyễn Đông

, ,

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »