'Thuần phục kẻ mạnh' nhận Nobel kinh tế 2014

'Thuần phục kẻ mạnh' nhận Nobel kinh tế 2014

'Thuần phục kẻ mạnh' nhận Nobel kinh tế 2014

'Thuần phục kẻ mạnh' nhận Nobel kinh tế 2014 Nhà khoa học Pháp Jean Tirole vừa được trao giải Nobel Kinh tế 2014 nhờ nghiên cứu về cách thức quản lý, điều tiết những đế chế kinh doanh lớn trên thị trường. 
  • Nobel Kinh tế 2013 thuộc về người Mỹ / Những cách tiêu tiền thưởng của chủ nhân giải Nobel

Vào 18h ngày 13/10 (giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân của giải Nobel Kinh tế học năm nay, thuộc về nhà khoa học người Pháp - Jean Tirole. Nghiên cứu đạt giải của ông đề cập về cách thức quản lý các tập đoàn, công ty lớn trên thị trường.

Cũng như những người đoạt giải Nobel khác, nhà khoa học này sẽ được trao giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).

Jean-Tirole-4325-1413201220.jpg

Jean Tirole - nhà khoa học Pháp nhận Nobel Kinh tế năm nay. Ảnh: AFP

Jean Tirole sinh năm 1953 tại Troyes (Pháp) và lấy bằng Tiến sĩ năm 1981 tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) . Ông hiện là Giám đốc Khoa học tại Học viện Công nghiệp Kinh tế, thuộc Trường Kinh tế Toulouse, Đại học Toulouse 1 Capitole (Pháp).

Tirole được đánh giá là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Ông đã có nhiều nghiên cứu quan trọng trong một số lĩnh vực. Nhưng đáng kể nhất là tìm ra cách hiểu và quản lý các ngành công nghiệp bị thống trị bởi số ít các công ty.

Hiện nay, rất nhiều ngành trên thế giới chỉ do vài công ty thao túng, hoặc thậm chí độc quyền. Nếu không quản lý, thị trường sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề không mong muốn, như giá sản phẩm cao hay công ty mới không thể thâm nhập.

Từ thập niên 80, Jean Tirole đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này. Các phân tích của ông về những công ty nắm quyền lực lớn trên thị trường đã giúp giải quyết vấn đề "Làm thế nào Chính phủ có thể quản lý các vụ mua bán sáp nhập hoặc các tập đoàn lớn?" và "Làm thế nào để quản lý các công ty độc quyền".

Trước Tirole, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã luôn tìm cách đặt ra quy định cho tất cả ngành công nghiệp. Họ ưu tiên các chính sách đơn giản, như áp giá trần cho các công ty độc quyền hay cấm các đối thủ hợp tác với nhau, đồng thời cho phép liên kết giữa các công ty có vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị.

Tirole đã chỉ ra các biện pháp này có thể hoạt động tốt trong một số điều kiện nhất định, nhưng sẽ khiến thị trường tổn thương trong những trường hợp còn lại. Áp giá trần có thể khiến các công ty tìm cách giảm chi phí. Việc này tốt cho xã hội. Nhưng cũng sẽ khiến lợi nhuận của công ty tăng vọt. Điều này cũng lại có hại với xã hội. Hợp tác thao túng giá trên thị trường là có hại, nhưng hợp tác về sáng chế lại có lợi. Việc sáp nhập một công ty với nhà cung cấp của chính họ có thể thúc đẩy sáng tạo, nhưng cũng sẽ bóp méo cạnh tranh.

Chính sách quản lý sẽ là tốt nhất nếu được áp dụng thận trọng tùy từng ngành công nghiệp. Trong nhiều bài báo và tựa sách, Jean Tirole đã đưa ra một khung thiết kế chính sách chung, áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp, từ viễn thông đến ngân hàng. Dựa trên các nghiên cứu này, Chính phủ các nước sẽ có biện pháp tốt hơn để khuyến khích các công ty lớn vừa tăng năng suất, mà lại không gây hại đến đối thủ và khách hàng.

Trước đó, năm 2013, Nobel Kinh tế được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ là ông Eugene F. Fama - Đại học Chicago (Mỹ), ông Lars Peter Hansen - Đại học Chicago (Mỹ) và ông Robert J. Shiller - Đại học Yale (Mỹ) vì công trình phân tích giá tài sản.

Danh sách những người từng đoạt giải Nobel Kinh tế các năm 1993 - 2013:

Năm

Người đạt giải

Công trình

Quốc gia

2013

Eugene F. Fama, Lars Peter Hansen, Robert J. Shiller

Phân tích giá tài sản

Mỹ

2012

Alvivin E.Roth và Lloyd S.Shapley

Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường

Mỹ

2011

Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims

Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế

Mỹ

2010

Peter A. Diamond, Dale T. Mortensen và Christopher A. Pissarides

Công thức mới cho sự tương tác trên thị trường, giữa bên có hàng hóa, dịch vụ, việc làm... với bên đi tìm kiếm.

Anh và Mỹ

2009

Elinor Ostrom và Oliver E. Williamson

Phương thức điều hành nền kinh tế

Mỹ

2008

Paul Krugman

Tác động của lợi thế quy mô tới các mô hình thương mại và địa điểm diễn ra các hoạt động kinh tế

Mỹ

2007

Leonid Hurwicz, Eric S. Maskin và Roger B. Myerson

Học thuyết phác thảo cơ chế

Mỹ

2006

Edmund S. Phelps

Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Mỹ

2005

Robert J. Aumann và Thomas C. Schelling

Xung đột và hợp tác thông qua phân tích "Lý thuyết trò chơi"

Mỹ

2004

Finn E. Kydland và Edward C. Prescott

Sự thống nhất về thời gian của chính sách kinh tế và lực đẩy phía sau chu kỳ kinh doanh

Na-uy và Mỹ

2003

Robert F. Engle III và Clive W.J. Granger

Phân tích số liệu kinh tế theo chuỗi thời gian ARCH và đồng hợp nhất

Anh và Mỹ

2002

Daniel Kahneman và Vernon L. Smith

Ứng dụng tâm lý học vào kinh tế và Phân tích kinh tế thực nghiệm

Mỹ

2001

George A. Akerlof, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz

Phân tích thị trường với thông tin phi đối xứng

Mỹ

2000

James J. Heckman và Daniel L. McFadden

Lý thuyết và phương pháp phân tích lựa chọn rời rạc

Mỹ

1999

Robert A. Mundell

Chính sách tiền tệ và tài khóa dưới các cơ chế tỷ giá hối hoái khác nhau

Canada

1998

Amartya Sen

Cơ cấu kinh tế ẩn dưới nạn đói và nạn nghèo

Ấn Độ

1997

Robert C. Merton và Myron S. Scholes

Phương pháp định giá công cụ tài chính phái sinh mới

Mỹ

1996

James A. Mirrlees và William Vickrey

Lý thuyết động cơ kinh tế theo thông tin phi đối xứng

Anh và Mỹ

1995

Robert E. Lucas Jr.

Phát triển và ứng dụng giả thuyết về dự tính duy lý

Mỹ

1994

John C. Harsanyi, John F. Nash Jr. và Reinhard Selten

Lý luận về phân tích cân bằng trò chơi phi hợp tác

Mỹ và Đức

1993

Robert W. Fogel và Douglass C. North

Áp dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp định lượng trong giải thích các thay đổi về kinh tế và tổ chức

Mỹ

Hà Thu

, ,

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng hải sản

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng hải sản

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng hải sản

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng hải sản Khó khăn khi mở nhà hàng thứ 2, chị Diệp (TP HCM) có lúc đã định từ bỏ niềm đam mê làm chủ để quay về với việc làm công ăn lương.

Từng làm việc một thời gian dài trong công ty nước ngoài chuyên về nghiên cứu thị trường với mức lương tốt, chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp ở TP HCM vẫn chưa thỏa mãn niềm đam mê khám phá và ước mơ làm chủ nên quyết định nghỉ việc để thử sức mình.

"Ban đầu tôi định kinh doanh thời trang, nhưng nghiên cứu kỹ thì phát hiện thị trường vẫn còn nhiều khó khăn vì kinh tế đang bị chững lại. Cùng lúc tôi lại nhận thấy lĩnh vực ẩm thực tuy cạnh tranh khá gay gắt, vẫn là phân khúc màu mỡ để kinh doanh nên quyết định bắt đầu với nó", chị Diệp kể.

Thay vì kinh doanh các nhóm ẩm thực Hà Nội hay Huế vốn đang thịnh hành ở TP HCM, chị chọn một ngã rẽ khác đang bỏ ngỏ là thực phẩm Nha Trang, đặc biệt là hải sản, khá ngon và có nguồn cung cấp ổn định.

ca-bo.jpg

Các nguyên liệu tươi đều được vận chuyển từ Nha Trang vào TP HCM.

Là người có tính cầu thị và kỹ càng trong công việc, trước khi bắt tay vào mở nhà hàng, chị Diệp bỏ ra vài tháng để đi học về ẩm thực, sau đó ra tận Nha Trang tìm hiểu. Sau khi gắn kết được các đầu mối về nguyên liệu, đầu bếp, chị bắt tay vào việc tìm mặt bằng để kinh doanh.

Nhà hàng nhỏ đầu tiên lấy tên Khoái được mở vào năm 2011 trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) có vốn đầu tư 800 triệu đồng. Chỉ sau vài tháng, lượng khách đến quán luôn rất đông, đặc biệt là buổi trưa, số lượng dao động trong khoảng 80-100 khách.

Thấy mô hình có tiềm năng phát triển, sau một năm kinh doanh chị Diệp bắt tay vào mở nhà hàng thứ 2 ở đường Lê Quý Đôn (quận 3) với số vốn gần 3 tỷ đồng. Trong đó, tiền thuê mặt bằng một năm chiếm 1/3 vốn đầu tư, số còn lại dùng để trả tiền cho nhân viên và nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị. Ngoài ra, chị còn thuê thêm đội ngũ nhân viên ở Nha Trang đi gom thực phẩm tươi để vận chuyển vào TP HCM.

Cứ ngỡ mô hình kinh doanh sẽ thuận lợi như thời kỳ đầu, nhưng nhà hàng thứ hai này gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài việc mất tới 8 tháng mới tìm được mặt bằng phù hợp, thời gian đầu quán không được nhiều khách biết đến, chị Diệp đã phải chịu lỗ và có lúc không còn tiền để trả lương nhân viên. Sau khi suy tính, thay vì nợ tiền nhân viên, chị đã xin nợ lại nhà cung cấp nguyên liệu để có tiền chi trả.

"Thời kỳ này tôi thật sự khủng hoảng, nhiều lúc đi với bạn bè thấy tin nhắn điện thoại của họ báo có lương tháng, lại cảm thấy tủi thân và nhiều lúc muốn quay trở lại công việc làm công ăn lương. Nhưng rồi tôi suy nghĩ, thất bại một chút mà từ bỏ đam mê thì không đáng", chị Diệp bộc bạch.

Tìm mọi cách, cuối cùng chị Diệp quyết định chọn tiếp thị khách hàng thông qua chiến lược truyền thông lan truyền. Chị bắt đầu tham gia vào mạng xã hội như facebook, blogger để chia sẻ thông tin và đưa ra hình thức ưu đãi riêng cho đối tượng này. Đồng thời trở thành hội viên các câu lạc bộ doanh nhân, đội nhóm để học hỏi cũng như kết giao với mọi người. Từ đó, đưa ra từng ưu đãi riêng cho mỗi nhóm khách hàng.

Ngoài ra, để tạo không gian mới mẻ và thoải mái cho khách, chị Diệp thiết kế không gian nhà hàng theo mùa. Mùa xuân trang trí nhiều hoa lá, mùa thu có thêm những cành cây khô, mùa hè chuyển không gian theo biển với những trái dứa và thuyền thúng đưa từ Nha Trang vào Sài Gòn.

Với cách làm mới này, lượng khách của chị Diệp đã tăng mạnh từ 20 lên đến gần 200 khách một ngày và đến nay luôn duy trì ở mức ổn định 6.000-7.000 khách một tháng. Giá các món ăn dao động 100.000-350.000 đồng, với hơn 100 món biến tấu từ thực phẩm Nha Trang.

Chị Diệp cho biết, sau 2 năm hoạt động và đã bắt đầu hòa vốn, chị quyết định kinh doanh thêm cửa hàng thực phẩm tươi sống. Cũng với cách xây dựng khách hàng thông qua mạng xã hội, mỗi tháng cửa hàng của chị cung cấp cho khoảng 2.000 đơn hàng từ các nhà hàng, quán ăn và hộ gia đình.

Đúc kết lại kinh nghiệm kinh doanh, chị Diệp chia sẻ, để mô hình hoạt động hiệu quả, ngoài những yếu tố then chốt như mặt bằng tốt, món ăn độc đáo thì cần biết cách kết nối khách hàng.

Riêng về cách quản trị, để có thể quản lý được cả 3 hệ thống cùng một lúc, chị Diệp luôn tuân thủ phương châm "chậm mà chắc", sử dụng đúng người đúng thời điểm. Cụ thể, chị xác định thế mạnh riêng của từng người và giao quyền cho họ, nhưng không quá buông lỏng, mà hướng theo một quy trình hoạt động hợp lý. Để khi kiểm tra, đánh giá hiệu quả chỉ cần rà soát các quy trình đó.

Hồng Châu

, ,

Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế

Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế

Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế

Sân bay Long Thành và giấc mơ trạm trung chuyển quốc tế "Nếu Việt Nam không có những hãng hàng không mạnh và nền du lịch phát triển thì Long Thành khó trở thành cảng trung chuyển quốc tế", chuyên gia Lương Hoài Nam nhận định
  • ACV tuyên bố tự vay, tự trả vốn cho sân bay Long Thành / Dự án sân bay Long Thành cần giải trình rõ về vốn đầu tư

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Chính phủ báo cáo Quốc hội để cơ quan quyền lực cao nhất quyết định chủ trương đầu tư vào kỳ họp khai mạc ngày 20/10 tới đây.

Khi nói về sự cần thiết đầu tư, trong tờ trình của mình, yếu tố đầu tiên mà Bộ Giao thông kể đến là nhằm hình thành, phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ khu vực. Mục địch tiếp đến mới là chia lửa cho sân bay Tân Sơn Nhất khi cảng quốc tế này trở nên quá tải.

Tại buổi thông tin dự án cho báo chí lần đầu được Bộ Giao thông tổ chức giữa tuần qua, chuyên gia phản biện độc lập - GS Lã Ngọc Khuê cũng nhấn mạnh rằng vấn đề xây cảng Long Thành không chỉ để giảm tải cho Tân Sơn Nhất mà mấu chốt là để có được một cảng trung chuyển quốc tế, nhằm tạo một cú "lật cánh" cho nền kinh tế. "Nếu chậm chân, Việt Nam sẽ chỉ là vệ tinh, phụ thuộc vào các nước trong khu vực", ông Khuê cảnh báo.

images1063069-DSC-0330-2154-1413002802.j

GS Lã Ngọc Khuê.

Theo các chuyên gia, để trở thành một cảng trung chuyển quốc tế, ngoài "điều kiện cần" chung như quy hoạch khoa học, quy mô diện tích, công nghệ vận hành, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giá cả trong sân bay thì còn cả những "điều kiện đủ" không nằm bên trong hàng rào cảng hàng không đó.

GS Khuê nhận định, xét về yếu tố địa lý thì Long Thành hội đủ các điều kiện để thành cảng trung chuyển, khi nằm giữa trung tâm của vùng kinh tế năng động nhất nước và hơn cả là tập hợp các cơ sở hạ tầng đồng bộ của tất cả các chuyên ngành vận tải từ đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ. "Với việc đưa cả đường sắt quốc gia mà tương lai sẽ là đường sắt cao tốc vào trục trung tâm của cảng Long Thành là một hình thế vận hành độc đáo và hấp dẫn mà chưa sân bay nào trong khu vực ASEAN làm được", ông Khuê nhận xét.

Tuy nhiên, với góc nhìn của một chuyên gia hàng chục năm gắn bó với hàng không, TS Lương Hoài Nam lại có cái nhìn thận trọng hơn. Theo cựu Tổng giám đốc Jetstar, bản thân các hãng hàng không của quốc gia mà yếu thì cảng hàng không của nước đó khó có thể trở thành một cảng trung chuyển. Cho nên, ông Nam quả quyết, muốn Long Thành trở nên là cảng trung chuyển thì Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air phải trở thành hãng hàng không mạnh. Trong đó, chất lượng của hãng hàng không quốc gia phải chủ chốt, phải đạt đẳng cấp 4 sao thì mới có cơ hội cạnh tranh trung chuyển quốc tế được. Bên cạnh đó, các hãng bay nội địa như Vietjet, Jestar cũng phải nhanh chóng mở rộng mạng đường bay quốc tế của mình

Đặc biệt hơn, từ lăng kính của người kinh doanh du lịch kết hợp với hàng không, ông Nam khẳng định, cảng trung chuyển hàng không phải gắn liền với kinh tế du lịch. Vị này dẫn chứng, Thái Lan, Singapore có được những cảng trung chuyển tầm cỡ thế giới bởi họ dựa trên sườn của ngành công nghiệp không khói này. Thống kê hiện nay cho thấy Việt Nam mới đón 7 triệu khách mỗi năm, chỉ bằng số lẻ của Thái Lan (27 triệu) và Singapore (17 triệu).

Khi nói về sức hút của Long Thành để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, báo cáo của chủ đầu tư cũng đã liệt kê một loạt yếu tố như đây là vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là nơi thuận lợi cho việc chuyển tiếp, đi đến Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… Với trong nước, đây là cơ sở trung tâm để hình thành mạng lưới giao thông khu vực phía Nam. 

tien-si-Nam-2637-1406901993-9139-1413002

Ông Lương Hoài Nam.

Thế nhưng, ông Lương Hoài Nam lưu ý: "Trung chuyển không chỉ khách quốc tế đến rồi chờ ở sân bay vài tiếng để bay tiếp mà phần đông trong số đó đều dừng chân vài ngày, nghỉ ngơi mua sắm, du lịch xong mới bay chặng tiếp theo". Vì vậy, để Việt Nam có được một cảng trung chuyển, theo ông Nam, cần thiết phải thiết kế lại rất nhiều chính sách cho ngành du lịch để chúng ta thành một điểm đến hấp dẫn hơn và giữ khách ở lại thông qua các dịch vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí.

Báo cáo giải trình cũng đưa ra những yếu tố nổi trội của Long Thành so với các sân bay tầm cỡ trong khu vực có điều kiện mở rộng, hình thành một liên hoàn công nghiệp hàng không từ bảo trì, sửa chữa, sản xuất thiết bị… Đặc biệt, với sản lượng hành khách năm 2030 dự báo sẽ tăng gấp đôi hiện nay thì đây là khu vực có sản lượng cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, các phân tích nói trên vẫn chưa thể làm yên lòng Hội đồng nghiệm thu nhà nước khi cơ quan này nhận định chưa thấy được các lợi thế cạnh tranh nổi trội và tính hấp dẫn của Long Thành trong việc trở thành cảng trung chuyển. "Báo cáo của chủ đầu tư chưa xác định được những tồn tại, thách thức của Long Thành với chức năng trung chuyển trong điều kiện các cảng hàng không quốc tế có cùng tính chất, quy mô trong khu vực đã được đầu tư hiện đại, hoạt động ổn định với chất lượng dịch vụ cạnh tranh và chuyên nghiệp hơn", cơ quan thẩm định từng không ít lần lo ngại.

Chí Hiếu

, ,

Cụ ông 90 tuổi kinh doanh phở Hà Nội trên đất Sài Gòn

Cụ ông 90 tuổi kinh doanh phở Hà Nội trên đất Sài Gòn

Cụ ông 90 tuổi kinh doanh phở Hà Nội trên đất Sài Gòn

Cụ ông 90 tuổi kinh doanh phở Hà Nội trên đất Sài Gòn Bén duyên với nghề bán phở từ khi chỉ 6 tuổi, trải qua bao thăng trầm, ông Trần Văn Phồn chủ quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1 vẫn miệt mài gắn bó với nghề dù đã 90 tuổi.

Người đến quán phở Cao Vân thường là khách quen, nên dù quán không lớn và sang trọng như nhiều quán phở khác ở trung tâm quận 1, giá lại khá cao 40.000 đến 60.000 một tô, nhưng chỉ tầm 8h sáng, nồi nước phở lớn đã gần cạn. Theo đánh giá của người sành ăn, phở Cao Vân là một trong số ít quán vẫn còn giữ được hương vị Bắc ở TP HCM, phần lớn là nhờ vào người chủ đã gắn bó với nghề hơn 60 năm nay.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hà Nam, chưa đầy 7 tuổi ông Phồn đã phải theo anh trai lên Hà Nội bán phở ở Ngã Tư Sở từ những năm đầu 1930. 

"Lúc bấy giờ đói lắm, hai anh em thuê một cái nhà nhỏ ngủ và để xe phở. Một tô phở thời ấy chỉ có vài xu. Chúng tôi chỉ việc bỏ thịt và gia vị vào tô, còn khách sẽ tự chan nước dùng và kiếm chỗ ngồi ăn", ông kể.

ong-pho-2727-1412820261.jpg

90 tuổi, ông Phồn vẫn minh mẫn ngồi thu và trả tiền dư cho khách mỗi ngày. Ảnh: Thi Hà.

Ngày nào cũng bán hàng quần quật từ sáng đến tối, nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Năm 1945, ông Phồn gặp được người bạn trở về từ Sài Gòn cho biết mảnh đất miền Nam dễ kiếm được "miếng cơm manh áo" hơn, nên đến năm 1947 ông quyết định theo chân đoàn người di cư vào đây để trốn nạn đói.

Ban đầu, khi mới đặt chân lên mảnh đất mới này ông mưu sinh bằng nghề bán cà rem (kem mút), rồi thuê đất trồng chuối nhưng cuộc sống vẫn cơ cực. Cuối cùng ông quyết định se duyên lại với nghề nấu phở. Ông và người vợ của mình sắm một chiếc xe đẩy để bán phở dạo. 

"Để báo hiệu cho mọi người biết có xe phở đi qua, tôi chỉ cần đánh vào bộ gõ đồng thau, ai muốn ăn thì chạy ra nhanh không tôi đi mất", ông Phồn nhớ lại.

Bán dạo được khoảng 5 năm, đến năm 1952 với số tiền dành dụm được, ông thuê 100m2 ở đường Trần Cao Vân (vị trí ngày nay là Nhà thiếu nhi quận 1) để bán. Lúc đó giá thuê chỉ có 20 đồng một tháng. Cũng từ thời điểm ấy ông đặt tên quán phở là Cao Vân.

Đến năm 1961 mảnh đất này bị lấy lại nên ông Phồn tìm thuê mặt bằng ở đường Mạc Đĩnh Chi. Mặt bằng này ngày xưa do những người Chà quản lý (hay còn gọi Tây đen). 

"Lúc ấy khách đông lắm, mỗi ngày bán được 50-60 yến bánh, giá một tô phở chỉ có vài đồng. Phở ngày đó không rau, giá như bây giờ. Khách nối dài ra đến tận ngoài đường, cho nên không chỉ tôi, mà vợ con cũng đứng bán", ông hồ hởi nhớ lại.

Thời ấy, mặt bằng khá nhỏ hẹp nhưng người Tây đen vẫn thu thuế môn bài và tiền tổng lợi tức. Tuy nhiên, nếu bán được nhiều bánh và thịt, mỗi tháng họ sẽ cho ông 700 đồng, vợ 600 đồng và con trai ông 300 đồng. Sau khi cộng lại số tiền được trả, ông dùng món tiền đó để trừ tổng lợi tức phải nộp. Nhờ thế mà ông tích lũy được tiền lãi, mua lại mặt bằng này và làm sổ đỏ.

"Những năm 1960, người Mỹ bắt chúng tôi bán hàng phải đứng. Họ tới ăn rất đông, hễ thấy họ là tôi phải ưu tiên bán trước, có thế họ mới không gây phiền nhiễu cho tôi", ông Phồn bộc bạch.

Thức khuya dậy sớm mỗi ngày, tâm huyết với nghề nhưng cuộc đời ông lại quá gian truân khi năm 1975 kinh tế khó khăn, khách hàng thưa dần và quán phở phải đóng cửa. Thời điểm ấy, cũng là lúc vợ và con trai ông tìm đường ra nước ngoài sinh sống.

"Vợ và con trai có vận động tôi đi cùng nhưng trong lòng tôi vẫn yêu mảnh đất này lắm nên không nghĩ đến chuyện ra đi. Lúc đó tôi không biết tiếng Anh, nếu có qua đó chắc cũng chẳng có việc gì phù hợp", ông bỗng lặng đi.

Pho-Cao-Van-1-9983-1412820261.jpg

Phở ở quán Cao Vân được nấu bằng củi. Nguyên liệu cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. 

Mãi đến năm 1980, ông Phồn mới tiếp tục mở lại quán phở trên đường này. Ông thuê những người thân là họ hàng phụ giúp nấu nướng và phục vụ khách. Hiện quán của ông có 6 nhân viên. Một người nấu chính, 5 người phục vụ và giữ xe. Còn riêng ông, vì tuổi cao sức yếu nên chỉ đảm nhận phần nếm nước phở và thu tiền.

Bộc bạch về nghề nấu phở, ông Phồn tâm sự, đây là một nghề nhọc nhằn và lắm thăng trầm. Cho đến bây giờ, ông vẫn phải dậy từ 4-5h sáng để kiểm kê nguyên liệu cũng như chăm chút cho nồi nước dùng. 22h đêm, sau khi quán hết khách và dọn dẹp tươm tất ông mới đi ngủ.

Về nguyên liệu, ông cho biết luôn lấy ở 2-3 mối, bởi theo ông có như vậy sản phẩm mới đạt chất lượng, không quá phụ thuộc vào đơn vị cung cấp. Ông cũng đưa ra thỏa thuận với những đơn vị này, nếu sản phẩm không đạt chất lượng ông sẽ trả lại ngay tức khắc. 

"Chẳng hạn như thịt bò, nguyên liệu phải tươi, miếng thịt cắt ra còn nóng. Nếu những quán phở khác chỉ mua hơn 100.000 đồng một kg thịt để về bán thì tôi luôn mua loại thịt ngon có giá trên 200.000 đồng. Nhờ vậy mà không chỉ có khách Sài Gòn mà nhiều khách tận bên Mỹ mỗi lần có dịp sang Việt Nam họ vẫn ghé quán của tôi", ông Phồn chia sẻ kinh nghiệm.

Thêm vào đó, thay vì nấu bằng gas, than như các quán khác, thì quán ông từ bao đời nay vẫn nấu bằng củi. Ông cho biết trước đây đã bỏ ra mấy cây vàng để xây lò và hệ thống thông khói. Tuy kỳ công và tốn mỗi ngày hơn 600.000 đồng tiền củi, nhưng theo ông Phồn, đó là một phần tạo nên nét riêng của quán và nó cũng khiến cho nước lèo ngon và đậm đà. 

Nhờ giữ được độ ổn định của món ăn và cái tâm với nghề mà lượng khách đến quán lúc nào cũng đông đúc, trong đó 70% là khách quen. Doanh thu cũng như lợi nhuận hàng tháng mà ông kiếm được đủ để trả tiền lương và ăn ở cho 6 nhân viên, đồng thời đóng thuế kinh doanh và thu nhập cá nhân của ông.

"6 đứa con của tôi đang ở Mỹ và Australia, đều đã có sự nghiệp ổn định. Còn tôi thì vẫn tự lo được cho mình, cho nên thu nhập trên 10 triệu đồng tôi vẫn phải đóng thuế đầy đủ", ông Phồn giải thích.

Người chủ quán có thể được coi là lớn tuổi nhất hiện nay khảng khái cho biết: "Giờ đây tôi vui hơn bao giờ hết. Tôi sẽ làm cho tới hơi thở cuối cùng, để khi mất không còn gì phải tiếc nuối. Mặt khác, người thân của tôi cũng sẽ yên vui".

Thi Hà

, ,

Giá vàng tăng mạnh nhất 2 tháng

Giá vàng tăng mạnh nhất 2 tháng

Giá vàng tăng mạnh nhất 2 tháng

Giá vàng tăng mạnh nhất 2 tháng Nhu cầu vàng vật chất và lực mua đóng trạng thái bán khống tăng cao là lý do đẩy giá tăng 1,4% lên 1.206 USD một ounce.

Sáng nay, thị trường tiếp tục dao động quanh mốc này, tính đến 8h (giờ Hà Nội). Giá này tương đương 30,98 triệu đồng mỗi lượng (chưa tính thuế, phí, gia công). Giá trong nước hôm qua đóng cửa tại 35,56-35,68 triệu đồng.

Hôm qua, Dollar Index giảm 0,8%, do nhà đầu tư bán chốt lời sau báo cáo việc làm tuần trước. Theo đó, số liệu lạc quan càng củng cố quan điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất vào giữa năm sau.

gold-livemint-1-4866-1412643935.jpg

Giá vàng hôm qua tăng tới 1,4%. Ảnh: Livemint

Đầu phiên, giá vàng từng xuống đáy 15 tháng, sát 1.180 USD một ounce. Thị trường đã bước vào giai đoạn điều chỉnh từ cuối tuần trước, sau khi giảm 10% kể từ đỉnh 1.345 USD hồi tháng 7.

"Việc giá xuống dưới 1.200 USD đã kích thích lực mua vật chất, đặc biệt từ châu Á", Edmund Moy – chiến lược gia trưởng tại Fortress Gold cho biết. Giá các hợp đồng giao tháng 12 hôm qua cũng tăng 14,4 USD lên 1.207 USD một ounce.

Cuối tuần trước, Dollar Index từng tăng 1% sau báo cáo việc làm của Mỹ. Dù tỷ lệ thất nghiệp giảm, các nhà phân tích cho biết lương theo giờ thực chất cũng đang đi xuống. "Các thông tin kinh tế đã gây áp lực lên vàng. Nhưng báo cáo việc làm mới vẽ ra được bức tranh tổng thể về tình hình hiện tại", Moy cho biết.

Nhu cầu tại thị trường tiêu thụ số một thế giới - Trung Quốc cũng giảm sút. Trước đây, mỗi lần giá giảm, nhu cầu vàng trang sức và đầu tư từ nước này tăng rất mạnh. Thị trường Trung Quốc hiện vẫn đóng cửa nghỉ lễ và sẽ mở lại vào ngày mai. Thị trường Singapore - trung tâm giao dịch kim loại quý chính tại Đông Nam Á - cũng đang nghỉ lễ.

Hà Thu

, ,

Ẩn số thành công của ETF nội

Ẩn số thành công của ETF nội

Ẩn số thành công của ETF nội

Ẩn số thành công của ETF nội HOSE mới đây đã chấp thuận cho chứng chỉ quỹ ETF nội địa đầu tiên của Công ty quản lý quỹ Việt Nam niêm yết trên sàn và giao dịch vào ngày 6/10, với tổng số vốn huy động ban đầu là 202 tỷ đồng
  • Quỹ ETF nội địa mong hòa vốn trong 6 tháng

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Việt Nam- Vietfund (VFM) cho hay, trước đó, mục tiêu huy động vốn lần đầu cho Quỹ ETF VFMVN30 khoảng 100 tỷ đồng vì đây là loại hình đầu tư mới trên thị trường Việt Nam. Thế nhưng chỉ trong vòng 4 tuần, số vốn huy động ban đầu trong giai đoạn IPO đã đạt 202 tỷ đồng, cao gấp đôi mức dự kiến.

Tại buổi ra mắt quỹ ETF VFMVN30, ông Tân cũng đã cho biết mong muốn sẽ huy động được 400-500 tỷ đồng trong 6 tháng để hòa vốn. Như vậy, với tháng đầu tiên huy động quỹ này đã đi được 1/3 chặng đường. 

etfff.jpg

ETF nội liệu có thành công như quỹ ngoại. Ảnh: PV.

Trước khi ETF VFMVN30 ra đời, tại thị trường chứng khoán Việt Nam có ba quỹ ETF nước ngoài hoạt động. Loại trừ Ishare Frontier Market có tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam khá thấp, hai cái tên còn lại quen thuộc với giới đầu tư là The Market Vectors Vietnam ETF và DB X-Tracker FTSE Vietnam liên tục làm mưa làm gió trên thị trường nhiều năm qua. Tính đến giữa tháng 9, tổng tài sản của The Market Vectors Vietnam ETF đạt gần 630 triệu USD, tăng 270 lần trong 5 năm qua. Tương tự, DB X-Tracker FTSE Vietnam quản lý tài sản gần 400 triệu USD, tăng 82 lần kể từ năm 2008.  

So với tài sản đồ sộ của hai quỹ ETF nước ngoài đang hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam, số vốn huy động của VFMVN30 khá khiêm tốn nhưng so với quy mô huy động ở mức tối thiểu 50 tỷ đồng của các quỹ mở nội địa ra đời 2 năm gần đây, con số thu về đáng khích lệ. Đặc biệt, số vốn của VFM huy động, tương đương 10 triệu USD có quy mô lớn hơn so với xuất phát điểm ban đầu 2,5 triệu USD của The Market Vectors Vietnam ETF và 4,7 triệu USD của DB X-Tracker FTSE Vietnam.

Xét trên phương diện tăng trưởng tài sản, hai quỹ ETF ngoại đã thành công lớn tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư tại đây cũng không lạ lẫm gì với 2 quỹ này. Chính vì thế, đây cũng là một áp lực cho quỹ ETF nội địa. 

Mặt khác, quỹ ETF cũng vẫn còn điểm yếu nhất định. Chuyên gia phân tích tại một công ty chứng khoán ở TP HCM cho hay, đầu tư vào quỹ ETF cũng còn nhiều rủi ro. Đó là rủi ro khác biệt về giá trước khi niêm yết hay mức sinh lời của quỹ không vượt trội so với chỉ số, sai số trong mô phỏng... Thêm vào đó, vì chỉ mô phỏng chỉ số nên ngay cả khi thị trường trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, ETF cũng không thể thu được mức lợi nhuận vượt trội chỉ số gốc…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Địch Thanh, Phó giám đốc nghiên cứu và phát triển Sở giao dịch chứng khoán TP HCM đánh giá, dù chịu các rủi ro chung từ biến động của thị trường cơ sở khi chứng khoán giảm giá, nhưng sản phẩm ETF vẫn có nhiều ưu điểm vượt trội như đa dạng hóa danh mục đầu tư với chi phí thấp, tính minh bạch cao, giao dịch linh hoạt và ổn định.

"Tôi tin tưởng ETF nội địa sẽ là gương mặt mới hấp dẫn. Bởi lẽ, ETF đang là sản phẩm tiên tiến, tương lai phát triển mạnh", ông Thanh nói thêm.

Về phía công ty đầu tư, ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán HSC cho biết, sau hơn một tháng khoản góp vốn 45 tỷ đồng tự doanh của HSC vào ETF VFMVN30 đã được nhà đầu tư "đặt hàng" mua lại gần hết. Theo ông Giang, sau thời gian góp vốn có lúc giá trị tài sản ròng (NAV) của chứng chỉ quỹ đã tăng lên tới 10.500 đồng. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm chung của thị trường gần đây, NAV của quỹ hiện tại khoảng 10.000 đồng. Cùng thời gian, VN-Index đã giảm từ đỉnh ngắn hạn 640 điểm xuống mức dưới 600 điểm. Ông Giang dự báo những ngày đầu niêm yết, chứng chỉ quỹ sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Để giúp nhà đầu tư đạt hiệu quả khi khai thác ở miền đất hứa được đánh giá là màu mỡ này, ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc môi giới tư vấn, Công ty chứng khoán VNDirect khuyên nhà đầu tư nên chú ý tới nguyên lý hoạt động của các quỹ này. Đồng thời, nên tư duy phân bổ và quản lý danh mục hợp lý, lựa chọn có giới hạn số lượng cổ phiếu, xác định tỷ trọng và phân bổ theo chiến lược thay vì cảm xúc...

Hồng Châu

, ,

Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam Việt Nam sẽ là chủ nhà tổ chức Hội nghị châu Á - Thái Bình Dương (APK) lần thứ 14 của doanh nghiệp Đức vào tháng 11 năm nay.

Hội nghị APK là một trong những sự kiện quan trọng nhất của các doanh nghiệp Đức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức nhằm trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp nước này với các doanh nghiệp trong khu vực.

Hội nghị năm nay sẽ là một cơ hội lớn của các công ty Việt Nam có nhu cầu tìm kiếm đối tác thương mại Đức với mục đích trao đổi thông tin, kinh nghiệm và cơ hội hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm thiết lập các quan hệ đối tác trong tương lai.

hangdetmay-5155-1412228132.jpg

Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là máy tính và các sản phẩm điện tử; điện thoại và linh kiện; các sản phẩm may mặc…

Trong các khách mời cao cấp và phát biểu tại hội nghị, có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban châu Á-Thái Bình Dương của giới kinh tế Đức (APA) - Hubert Lienhard và nhiều quan chức cao cấp khác.

Quan hệ kinh tế giữa Đức và Việt Nam đã có những phát triển đáng kể với tổng giá trị thương mại song phương đạt 7,42 tỷ euro năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu Đức sang Việt Nam tăng 4,3% đạt 935.000 euro. Nhập khẩu của Đức từ Việt Nam giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái còn 2,77 tỷ EUR.

APK diễn ra hai năm một lần ở khu vực châu Á kể từ năm 1986. Hội nghị này được tổ chức bởi các phòng công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài (AHKs), Ủy ban châu Á-Thái Bình Dương của giới kinh tế Đức (APA) cùng với Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức (BMWi).

Lệ Chi

, ,