Thêu tranh kiếm tiền tỉ Khởi nghiệp Thanh Niên
(TNO) Nói đến nghề thêu, thường mọi người nghĩ là chuyện của 'đàn bà, con gái', thế nhưng một chàng trai ở TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) lại chọn nghề này để khởi nghiệp và đã thành công. Đó là Dương Quốc Tùng (32 tuổi), chủ cơ sở tranh thêu tay Đà Lạt Dương Quốc Tùng (1515 Quốc lộ 20, xã Đại Lào, TP.Bảo Lộc). Trong câu chuyện kể với chúng tôi, Tùng vẫn không ngờ rằng mình có được kết quả như ngày hôm nay, khi từ nghề tranh thêu này đã mang về doanh thu tiền tỉ mỗi năm đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 300 người khác. Con trai ai lại chọn nghề thêu Dương Quốc Tùng cho biết anh đến với tranh thêu tay này như là duyên số, tự nhiên nó đến chứ không qua trường lớp nào. thiết bị điện công nghiệp Tùng sinh ra ở Huế, trong gia đình có 5 anh chị em và bố mẹ làm nghề buôn bán nhỏ. Lên 5 tuổi, Tùng theo gia đình vào vùng đất Bảo Lộc sinh sống. Trong các anh chị em, riêng Tùng lại đam mê hội họa từ nhỏ và được người cậu là họa sĩ tận tình chỉ dạy. Lớn lên, Tùng được tiếp xúc với tranh thêu tay nhờ có chị gái là thợ thêu cho một công ty ở TP.Đà Lạt mang hàng về nhà thêu. Tò mò, Tùng tìm hiểu và biết quy trình rồi tận dụng tay nghề "họa sĩ" của mình để vẽ sáng tác mẫu tranh cho các xưởng thêu ở Bảo Lộc.
Tuy nhiên, với Tùng lúc ấy việc làm quen với tranh thêu và vẽ mẫu chỉ là cho vui, bởi năm 2005 Tùng về TP.HCM dự tính thi vào ngành Mỹ thuật để thỏa niềm đam mê hội họa của mình. Thế rồi, khi ở TP.HCM, ngoài đi học (ôn tập chờ thi), Tùng tranh thủ đi làm cộng tác cho các xưởng tranh kính ở đây để kiếm thêm thu nhập. Được một thời gian, những lúc rảnh rỗi Tùng lang thang la cà đến các phòng tranh để tham quan, thưởng lãm thì bất ngờ thấy nhiều mẫu sáng tác của mình xuất hiện trên các bức tranh thêu tay ở đây. Tùng tìm hiểu và biết được họ bán tranh thêu này với giá rất cao, tranh lại bán nhanh nữa. So với việc vẽ mẫu của mình thì thu nhập quả là "một trời một vực". Tùng suy nghĩ: "Tại sao tranh thêu tay có giá bán tốt như thế mà người ta làm được, còn mình chẳng lẽ không làm được, trong khi mình có sẵn nghề sáng tác mẫu?". Sau khi cân nhắc, Tùng quyết định bỏ thi ngành Mỹ thuật và quay về TP.Bảo Lộc bắt đầu làm tranh thêu. Mới chỉ biết vẽ mẫu, còn thêu thì phải làm thế nào? "Đầu tiên em tìm đến chị gái và các nghệ nhân thêu ở địa phương để tìm hiểu kỹ thuật thêu. Nhưng thật bất ngờ, không phải học mà em chỉ nhìn quan sát kỹ các nghệ nhân thêu thế là biết thêu", Tùng thổ lộ. thiết bị đóng cắt Mitsubishi Thế rồi năm 2006, cơ sở tranh thêu tay mang tên Dương Quốc Tùng chính thức ra đời ở quê nhà.
"Lúc đầu mới thành lập ngoài lợi thế là sáng tác mẫu thì có rất nhiều khó khăn, với một người trẻ lại mới như em thì chuyện vốn và kinh nghiệm đã khổ rồi. Nhưng cái khó lớn nhất là làm sao để nghệ nhân thêu họ tin tưởng mà đến làm và cộng tác với mình lâu dài, vì nhiều người nghĩ mình còn quá trẻ và chuyện thêu thùa là việc của phụ nữ, một thanh niên làm nghề này liệu có tồn tại được bao lâu? Không chỉ vậy, thấy mình mở xưởng thêu, bạn bè hàng xóm bà con lại không ủng hộ, họ nói con trai ai lại chọn nghề thêu, làm sao thành công được", Tùng kể lại. Cầm sổ đỏ vay tiền mở xưởng Cũng theo Tùng, để giải quyết những khó khăn lúc "mới ra đời", anh quyết tâm đến từng nhà nghệ nhân thêu nhờ họ làm một vài bức trên cơ sở mẫu sáng tác của mình. Tuy nhiên, cũng có một số thợ thêu nói thẳng: Tôi làm cơm gạo, nếu đạt ngày công và tiền bạc sòng phẳng thì tôi sẽ làm... Cố gắng giải thích và thuyết phục mãi, một số nghệ nhân mới đồng ý thêu cộng tác. Còn chuyện vốn liếng, Tùng vay mượn bà con, bạn bè, mượn sổ đỏ của gia đình để vay ngân hàng và thậm chí mượn nữ trang của mẹ đi bán… mở xưởng. Đồng thời Tùng sáng tác mẫu tranh đi bán cho các xưởng khác lấy tiền trả thợ và duy trì sản xuất.
Có tranh, Tùng mang xuống TP.HCM, các tỉnh miền Tây tiếp thị chào bán, nhưng đa số họ đều có mối hàng cũ nên không mua. Xem thêm Định cư Mỹ Thấy vậy, Tùng nghĩ ra cách khác, nói là mời xem tranh thôi chứ không cần mua nhằm mục đích để họ quan tâm đến tranh của mình. Phương pháp này đã mang lại hiệu quả, nhiều phòng tranh sau khi xem tỏ ra rất thích thú vì mẫu mã, phong cách mới, chất lượng tranh tốt nên họ bắt đầu đặt mua. Dần dần, tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng tìm đến xưởng của Tùng để mua tranh và đặt hàng sản xuất hàng loạt. Đến năm 2012, cơ sở sản xuất tranh của Tùng giải quyết việc làm cho 100 người và đến nay là hơn 300 lao động, doanh số hằng năm đạt khoảng 3 tỉ đồng. Tranh của Tùng có mặt khắp các tỉnh thành trong nước và một số theo chân Việt kiều, khách du lịch đi đến nhiều nước khác trên thế giới. Sản phẩm có đủ các mặt hàng, từ những bức nhỏ làm quà lưu niệm với giá vài trăm ngàn đồng cho đến những bức tranh lớn giá vài ngàn đô Mỹ. Tranh của Tùng đa dạng từ phong cảnh, quê hương, hoa lá đến cả chân chung… Đặc biệt Tùng còn sáng tác độc quyền theo ý tưởng khách hàng. "Là nam giới làm nghề thêu, nhiều người nghĩ là chuyện lạ hoặc khó khăn, nhưng đó lại là một ưu điểm, tạo ra nhiều thú vị và bất ngờ cho khách hàng, thu hút họ đến xem. Hơn nữa, là người sáng tác mẫu nên mình không khó trong việc phối màu cũng như các kỹ thuật thêu, và đây cũng là nơi tạo cho mình tha hồ sáng tạo nghệ thuật trên nghề thêu truyền thống. Đồng thời, nghề này cần phải liên tục nghiên cứu thay đổi mẫu mã, màu sắc, phong cách và tìm hiểu nắm bắt sở thích của từng người, từng vùng, từng nước để sản xuất tranh phù hợp", Tùng chia sẻ bí quyết thành công.
Tùng trực tiếp thiết kế mẫu tranh Tùng (áo trắng) đang chỉ dẫn cho thợ thêu tranh |
Trong cơ sở tranh thêu của Tùng ở xã Đại Lào, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) Tùng đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương |
Tác phẩm Phúc phúc nghinh xuân |
Tác phẩm Vạn lộc nghinh xuân Tác phẩm Cội nguồn Tác phẩm Mã đáo thành công |
Tác phẩm Du sơn ca vũ khúc |
Tác phẩm Đại khánh cát |
Bài, ảnh: Gia Bình