Dẫn dắt nền kinh tế phải là doanh nghiệp nội Kinh doanh Thanh Niên
Trước khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp nội phải củng cố được nội lực, tạo được vị trí vững vàng để giữ thị phần và tận dụng cơ hội thâm nhập thị trường các nước thành viên. Bình đẳng về chi phí
Theo TS Lê Đăng Doanh, để doanh nghiệp (DN) mạnh mẽ hơn rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc giảm lãi suất. Lãi vay của VN hiện khoảng 9%, cao gấp 2 - 3 lần lãi suất ở các nước, như Thái Lan khoảng 3%, Trung Quốc 3,5%... Như vậy DN rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, VN cần minh bạch hóa chính sách, tích cực giảm tham nhũng để DN giảm bớt các chi phí không cần thiết.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan dẫn một kết quả khảo sát của McKinsey (Mỹ) về môi trường kinh doanh tại VN và đặt vấn đề: "Thuế thu nhập DN hiện là 20%, nhưng kết quả khảo sát của McKinsey công bố gần đây thì DN VN phải chi đến 40,8% thu nhập vào thuế. Bởi thuế không chỉ có thuế thu nhập mà là thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng... thiết bị đóng cắt Mitsubishi Với con số này, làm sao DN VN cạnh tranh nổi với DN nước ngoài". Bà Lan nhấn mạnh yếu tố bình đẳng trong sân chơi lớn đối với mọi DN. "Nếu DN lớn mà núp bóng nhà nước, núp bóng nhóm lợi ích, nhờ vào chính sách ưu đãi… thì không thể gọi là lớn được. Điều đáng mừng là chúng ta đang bắt đầu xuất hiện những DN lớn đi lên bằng thực lực trong môi trường cạnh tranh dữ dội. Tuy nhiên, phải thừa nhận số này quá ít và số chưa thành công do khó có khả năng tiếp cận nguồn lực của quốc gia chứ không phải họ không có tài", bà Lan nhận xét. TS Bùi Trinh thừa nhận nhiều DN VN tăng cường đầu tư kinh doanh, sản xuất và đặt mục tiêu làm đối trọng với DN nước ngoài là những tín hiệu đáng mừng. Nhưng số lượng DN có tham vọng như vậy vẫn còn ít, chưa thành hệ thống. Vì vậy, nhà nước phải có nhiều trợ giúp tích cực hơn, đặc biệt là chính sách thuế. Thuế phải đóng hằng năm chiếm tới 40% lợi nhuận của DN thì họ lấy đâu vốn để tái đầu tư? Hay DN phải mất tới 770 giờ mỗi năm để làm thủ tục nộp thuế thì còn đâu thời gian lo nghĩ kinh doanh. Với cái nhìn tổng quát, TS Nguyễn Văn Ngãi, chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Một nền kinh tế bất kỳ, nếu muốn phát triển bền vững phải dựa vào sản xuất trong nước, không thể dựa vào các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kinh tế VN vẫn còn phụ thuộc vào DN nước ngoài, bằng chứng là xuất khẩu của DN trong nước chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là do khối DN ngoại đảm nhiệm. Theo ông, DN VN hiện đang cần một sân chơi bình đẳng, ở đó không có ưu đãi cho DN đầu tư nước ngoài hay DN nhà nước. "Bản thân DN tự thân vận động là trên hết, nhất là nâng cao kỹ năng quản trị, công nghệ, thị trường, nhưng họ cũng cần hỗ trợ của nhà nước về chính sách thuế, hải quan, gia nhập thị trường", ông Ngãi nói thêm. Muốn lớn phải "o bế" nhỏ Thực tế, theo bà Phạm Chi Lan, 92% DN tham gia vào thị trường xuất khẩu của Mỹ là khu vực DN vừa và nhỏ nên VN muốn có những DN lớn, cần lưu ý khu vực DN vừa và nhỏ, bởi đó là "chất xúc tác" cho những ông lớn. "Để dẫn dắt một nền kinh tế là khu vực DN đầu tư nước ngoài là vô cùng mạo hiểm và không có tương lai. Việc xuất hiện các ngôi sao sáng trong nước là điều cần thiết và đáng ủng hộ", bà Lan nhận xét và nhấn mạnh: "Dẫn dắt một nền kinh tế phải là DN trong nước!". Mặc dù vậy TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: "Bản thân DN vẫn là quan trọng. Họ cần tập trung vào những lĩnh vực mà mình có lợi thế so sánh. Chẳng hạn, nếu DN VN mà đầu tư vào sữa bột sẽ khó cạnh tranh với nước ngoài, nhưng sản xuất sữa tươi, sữa chua thì chắc chắn thắng". Về việc này, bà Phạm Chi Lan nhận định thêm: "Nếu nói về khai thác lợi thế, ngành sữa VN đúng là có những "đại gia" thật. Nhưng nếu cả ngành sữa của chúng ta chỉ biết trông chờ vào mỗi Vinamilk, TH True Milk thôi chưa đủ, cần có những nhà đầu tư để cung cấp nguyên liệu đầu vào, để giảm giá thành ngay trong nước. Bởi khi vào TPP, chỉ riêng ngành sữa của New Zealand, gần như đại diện cho cả ngành nông nghiệp của họ, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, việc có một số nhà đầu tư trong nước như Hoàng Anh Gia Lai đầu tư nuôi bò bán sữa, tôi nghĩ quá hay và VN thực sự đang cần những nhà đầu tư nói và làm như vậy. Nhưng để có những nhà đầu tư lớn này, phải có những DN vệ tinh nhỏ bên cạnh, và Chính phủ cần hỗ trợ khu vực này để nền kinh tế có bàn đạp tốt". Đặt vấn đề để VN có nhiều "đại gia" nắm các ngành kinh tế then chốt của quốc gia, chính sách nhà nước cần lưu ý những điều gì, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng: "Để có "ông lớn", trước hết phải chăm chút "ông nhỏ" cho ngon lành đã. Không có nền kinh tế đang phát triển nào không quan tâm đến khu vực DN vừa và nhỏ cả. Nhóm đó mới tạo động lực thúc đẩy để có những tập đoàn kinh tế hùng mạnh như Toyota, Sony của Nhật hay Samsung, Daewoo của Đại Hàn. VN cũng phải phát triển theo hướng các quốc gia phát triển Nhật, Hàn đã làm. Lấy DN vừa và nhỏ làm gốc để đi lên, chắc chắn không thành công cũng thành danh".
Theo TS Lê Đăng Doanh, để doanh nghiệp (DN) mạnh mẽ hơn rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc giảm lãi suất. Lãi vay của VN hiện khoảng 9%, cao gấp 2 - 3 lần lãi suất ở các nước, như Thái Lan khoảng 3%, Trung Quốc 3,5%... Như vậy DN rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, VN cần minh bạch hóa chính sách, tích cực giảm tham nhũng để DN giảm bớt các chi phí không cần thiết.
|
Nguyên Nga - Trần Tâm
. thiết bị điện công nghiệp